Cung Cấp Thuốc Diệt Chuột

Lũ chuột bẩn thỉu... có thể thiêu rụi căn nhà của bạn
Chuột thường gây ra những đám cháy do chập điện trong các tòa nhà khi chúng gặm nhấm và cắn thủng các hộp đấu dây điện bằng nhựa. Bọn chuột luôn phải gặm nhấm những vật cứng để mài bớt những chiếc răng cửa vốn dài ra rất nhanh của chúng.
Chưa hết, chúng còn sống ở những nơi mất vệ sinh nhất và là vật truyền các nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho con người qua phân và nhất là thói quen bài tiết liên tục (chuột sử dụng các vệt đánh dấu bằng nước tiểu để tìm đường trong bóng tối). 
Có hai loại chuột gây hại thường sống trong nhà cũng như trong các cơ sở kinh doanh – loại chuột nâu và chuột đen. Việc nhận dạng mỗi loài là rất quan trọng đối với việc phác thảo một chương trình diệt trừ hiệu quả.
Chuột là loài gặm nhấm và thói quen ăn uống của chúng chính là một thách thức trong việc kiểm soát và tiêu diệt chuột, sự hiện diện của chúng là mối đe dọa nghiêm trọng cho ngôi nhà của bạn. Nếu bạn đang cần dịch vụ kiểm soát chuột, thì dưới đây là những thông tin giúp bạn hiểu biết về loài gây hại này.

Những điều cần biết về chuột

Chuột sinh sống và sinh sản ở đâu?

Chuột thường sống trong cống rãnh, dưới các tấm bêtông, trong các sàn phụ và tại các khu vực tập trung rác thải, trong bếp, trong các lỗ hổng của mái nhà và những khu vực khác có nguồn thức ăn và độ ẩm dồi dào.

Chuột thường trở nên đặc biệt khó chịu vào những tháng mùa đông lạnh lẽo khi chúng cố gắng tìm thức ăn và chỗ ở ấm áp bên trong các toà nhà. Chúng có thể xuất hiện đột ngột với số lượng lớn khi chỗ làm ổ bị đào xới hoặc khi nguồn thức ăn của chúng bị thay đổi; ví dụ, đàn chuột kiếm ăn tại khu vực trường học có thể sẽ di chuyển sang các khu nhà kế cận trong thời gian học sinh nghỉ học. 
Chuột thường là vấn nạn lớn khi một ngôi nhà nằm cạnh các rãnh nước, các con lạch hay kênh hoặc những nơi khác có sẵn nguồn nước. 

Chuột cỡ lớn (chuột bông, chuột sống trên mái nhà)

Bản năng: cảnh giác và thận trọng với những thứ mới mẻ trong môi trường sống, bao gồm cả những biện pháp kiếm soát chuột như bẫy và mồi, chúng thường sống trên gác xép, tầng gác mái, mái nhà hoặc các hang hốc quanh nhà như hốc tường, cống, rãnh,… những nơi mà con người ít tiếp xúc tới.
Dịch bệnh: chuột có thể nuôi dưỡng và truyền một số bệnh dịch nguy hiểm. Chúng cũng có thể mang theo ký sinh trùng mang bệnh như bọ chét và ve, rận vào nhà của bạn, lây sang vật nuôi như chó, mèo và lây sang người. 

 

Chuột cỡ nhỏ (chuột nhắt, chuột nhà)

Xâm nhập: chúng thường xâm nhập nhà của bạn để tìm kiếm thức ăn, nước và sưởi ấm.
Ô nhiễm: mỗi con chuột có thể làm nhiễm bẩn số thực phẩm nhiều hơn rất nhiều số chúng thực ăn.

Sự thật về chuột

Chuột là loài động vật gặm nhấm có vú và máu nóng, giống như con người, chúng ta có thể bắt gặp chúng trên khắp thế giới. Đặc trưng của chuột là răng cửa quá khổ cho việc gặm nhấm và hàm răng của chúng thích nghi cho việc nhai thức ăn. Vì thế chúng gặm nhấm một loạt các loại thức ăn sẵn có và gây ra thiệt hại lớn trong và xung quanh ngôi nhà.
Chuột có xu hướng sinh sản nhanh. Một số loài chuột sinh sản quanh năm và các quần thể chuột được duy trì thông qua việc sinh sản liên tục.
Chuột có khả năng ép cơ thể để chui qua các khoảng không gian rất hẹp (kẽ hở các bức tường, hốc tủ,…) chính vì thế chúng ta cần che chắn các khu vực này để tránh việc chuột có thể xâm nhập hoặc tái xâm nhập sau khi đã diệt chuột. Hoặc khi bạn thấy khó khăn hãy liên lạc với chuyên gia kiểm soát sinh vật gây hại  HALONG pest control (HLNPC).
Quy trình xử lý
Phương pháp diệt trừ chuột
Kiến thức chuyên nghiệp về tập tính của loài gặm nhấm có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết tận gốc vấn đề. Ví dụ, chuột luôn tránh những miếng bả bị bàn tay con người động vào – chúng có khứu giác cực kỳ nhạy (chẳng thế mà người ta nói "tinh ranh như chuột ".
Các phương án diện trừ chuột có thể bao gồm việc sử dụng keo dính chuột, bẫy cơ học và việc sử dụng có chọn lọc loại bả chuột thế hệ mới nhất. Bất cứ phương án đánh bả nào cũng nên sử dụng các nhà bào chế thuốc an toàn tại các khu vực và phải tránh xa trẻ em và vật nuôi – ví dụ như đặt trong lỗ hổng của mái nhà, sàn phụ và/hoặc phòng cất trữ được đóng kín.
Gọi các chuyên gia khi thực hiện bất cứ phương án đánh bả nào  để có được sự kiểm sóat nhanh chóng bằng cách sử dụng công nghệ an toàn mới nhất. Một số loại bả chuột cũ giờ không còn tác dụng do các loài gặm nhấm đã trở nên nhờn thuốc bởi những loại bả đó đã được sử dụng quá nhiều trong suốt 30 năm qua
Ngăn chặn sự xâm nhập của loài gặm nhấm: Để phòng ngừa, chúng tôi khuyến nghị gia chủ bịt kín tất cả các điểm mà động vật gặm nhấm có thể xâm nhập qua để ngăn chúng đột nhập vào nhà. Trong một số trường hợp, điều này có thể được chính gia chủ thực hiện hoặc thuê người làm. Tại những nơi ở hoặc cơ sở kinh doanh có kết cấu phức tạp hơn, chuyên gia phòng trừ vật gây hại có thể cung cấp các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiến hành các biện pháp ngăn chặn loài gặm nhấm xâm nhập cho các công trình.
Vệ sinh/Dọn dẹp nhà cửa: Các loài gặm nhấm gây hại thường sinh sôi tại những nơi có nguồn thức ăn và nước uống dồi dào. Nên để tất cả các loại thực phẩm trong vật đựng được đạy kín hoặc trong phòng đóng kín. Rác thải cũng phải được để ở chỗ kín. Không nên để bát đựng nước và thức ăn cho vật nuôi ở ngoài vào ban đêm bởi điều này sẽ khuyến khích động vật gặm nhấm xâm nhập vào nhà.
Chi phí cho việc diệt trừ động vật gặm nhấm một cách chuyên nghiệp tùy thuộc vào quy mô của công trình và mức độ nghiêm trọng của sự xâm nhập của động vật gặm nhấm do phải thường xuyên theo dõi và bổ sung bả tại những nơi đặt bả. Các điều kiện bảo hành cho dịch vụ được áp dụng cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. 
Hướng dẫn một số cách diệt chuột đơn giản:
1. Hun chuột: Lấy gạch cua và náo dương hoa ( vị thuốc đông y ) với lượng bằng nhau trộn đều rồi đốt cùng với mùn cưa. Ngửi thấy mùi này, chuột sẽ từ khắp nơi chạy đến. Lát sau, sẽ bị hôn mê hết. Thế là bạn cứ việc bắt.
2. Dung dịch Amoni ăc: đổ dung dịch này vào hang chuột rồi lấy bùn trát kín cửa hang lại.Amoniawc bốc hơi sẽ làm chuột bị hấp chín .
3. Dầu ma-dút: Trộn đều dầu ma-dut với dầu máy và mỡ bôi trơn, rắc quanh hang chuột. Chuột bị dính dầu mỡ và bùn sẽ thấy khó chịu và phải liếm đi hết. Những chất này theo đường tiêu hoá vào dạ dày chuột làm chúng bị chết do nát dạ dày.
4. Dùng chuột diệt chuột: Bắt một con chuột đực to khoẻ rồi lấy hai tinh hoàn của nó ra, thay vào đó hai hạt đậu tương rồi thả nó ra, Hạt đậu tương sẽ trương lên làm chuột rất đau đớn. Nó sẽ đi khắp nơi tìm đồng loại đẻ cắn xé, đến khi con chuột kia chết mới thôi .
5. Phân bò lấp hang: Dùng phân bò lấp kín hang chuột lại rồi chèn thêm mảnh vụn của gạch ngói vào. Chuột sẽ bị chết ngạt trong hang.
6. Diệt chuột bằng xi măng: lấy 505 xi măng trộn lẫn với 45% dầu thực vật; lấy 5-10g cho lên miếng nhựa nếu không xi măng dễ bị chảy nước đặt ở chỗ chuột thường chạy qua lại. Sau khi chuột ăn khoảng 12h, lông chuột sẽ bị dựng đứng, chuột sẽ nóng ruột cắn gặm lung tung, bỏ ăn khoảng từ 20-29h thì chết vì ruột bị tắc cấp tính, dẫn đến xuất huyết.
7. Xà phòng bột: Đem xà phòng bột trộn với bột hoa tiêu và một ít cơm nguội, để ở chỗ chuột thường qua lại.
8. Diệt chuột bằng mẹo: Chôn một cái chai không đáy vào tường, sao cho miệng đáy chai phải ngang bằng hoặc thấp hơn tường(chú ý đừng đẻ tạp vật chui vào chai) để ở góc tường làm thành một cái hsng. Khi chuột vào phòng vì không có chỗ nấp nó sẽ chui vào cái ” hang“ này. Nếu chuột to chui vào rồi thì không thể quay ra được, còn chuột bé thì quay ra được mình nhưng không có cách nhảy ra, nếu không bị bắt sống thì cũng bị chết đói.
Nếu bạn gặp vấn đề về Chuột hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và khảo sát miễn phí.

---------------------------------------------------------------------
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CP PHÒNG TRỪ MỐI, DỊCH TỄ HÀ NỘI
Địa chỉ:
Điện thoại: 0911.424.383
Hotline: 0911.424.383
Email: bac383hpc@gmail.com
Website: www.hanoipcs.com